CG Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chém Gió - Giao Lưu
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Từ điển Cu gáy.

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Tổng số bài gửi : 41
Reputation : 3
Join date : 17/08/2011
Đến từ : hà nội

Từ điển Cu gáy. Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ điển Cu gáy.   Từ điển Cu gáy. EmptyFri Aug 19, 2011 10:04 pm

Từ điển Cu gáy.



I/ TỔNG QUANG.
Tên gọi: Cu gáy, Cu cườm, Cu đất.
Tên Latin: Streptopelia Chinensis Tigrina.
Họ: Bồ câu Columbidae.
Bộ: Bồ câu Columbifornes.
Từ điển Cu gáy. Cugay-1-1

Chim trưởng thành:
Đầu, gáy và mặt bụng nâu nhạt hơi tím hồng, đỉnh và hai bên đầu phớt xám, cằm và họng có khi trắng nhạt, đùi, bụng và dưới đuôi màu hơi nhạt hơn. Lông hai bên phần dưới cổ và lưng trên đen có điểm tròn trắng ở mút tạo thành một nửa vòng hở về phía trước cổ. Mặt lưng nâu, các lông có viền hung nhạt rất hẹp.
Lông bao cánh nhỏ và nhỡ phía trong nâu nhạt với thân lông đen nhạt, các lông phía ngoài xám tro. Lông cánh nâu đen có viền xám rất hẹp ởmút và mép ngoài. Lông đuôi giữa nâu thẫm, các lông hai bên chuyển dần thành đen với phần mút lông trắng.
Mắt nâu đỏ hay nâu với vòng đỏ ở trong. Mép mí mắt đỏ. Mỏ đen. Chân đỏ.
Kích thước:
Đực: cánh: 140 - 166, đuôi: 140 - 170; giò: 25 - 30; mỏ: 12 - 20mm. Cái: cánh: 140 - 160; đuôi: 135 - 170; giò: 21 - 31; mỏ 14 - 21mm..
Phân bố:
Cu gáy phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Xumatra.
Việt Nam: loài này có ở khắp các vùng, không cách xa những chỗ có trồng trọt.
--- Tổng quang: giới thiệu tổng quang.
--- Hình thể: Giải thích các thuật ngữ về hình thể.
--- Phụ kiện: Cách gọi và chức năng các phụ kiện.
--- Âm giọng: Phân tích về âm giọng.
--- Nước chơi: Giải thích các thuật ngữ về bài bản, cách chơi của một chú Cu gáy.
--- Khác: Những thuật ngữ trong quá trình nuôi, những thuật ngữ trong thú mồi
1) Tên chim:
Gọi là Cu Đất ( vì bà con ở đây thấy cu hay xuống đất ăn).
2) Hình thể :
Hạt cườm trên cổ có lẻ ở đâu cũng gọi là cườm: trong đó có cườm tròn, cườm vuông và cườm hạt mưa...và cườm nó xếp thế nào thì có cách gọi giống như vùng khác như xếp 1 hàng hay là 2 hàng....chân, móng, cánh, cổ,.....
Hậu : là lông nằm gần hậu môn cũng gọi là hậu trắng, xám, đỏ...
Mỏ: Mỏ thẳng hay mỏ cong,,,,....chỉ mắt Cà Mau gọi là chỉ dàm.
Mũi và khóe miệng cũng gọi như vùng khác.
Chim ngực nở đuôi vót thì gọi là hình bắp chuối, có nơi gọi liên giáp ( liên giáp là hoa chuối).
Ngoài ra như gián cánh, giao long, móng trắng( bạch đề), mỏ đỏ...cũng gọi theo diễn đàn...
3) Phụ kiện:
Có lẽ Cà Mau khác hơi với 1 số vùng là chủ yếu gác Lục ( Lụp) thượng tức là theo địa hình Cà Mau thì gác trên cây dừa là chủ yếu hầu như gần 88% trên cây dừa...dừa cao khoãng 3,5m _ 12m cho nên phải có cây sào đưa lên tới 12m, nếu gọi theo các cụ ở Cà Mau là "cái lục" mới đúng chứ em nghe nhiều người là "cái lụp", khi viết thì em viết "lục" chứ khi nói cũng nói lụp thành ra quen, còn cái bàn đạp để chim rừng đạp lên sập bẫy gọi là " đầu khấu" ở TPHCM gọi là " cầu tử "thì phải, có nhiều chim rừng khôn về cứ đứng tại đầu khấu mà đấu với chim mồi mà không vào...
Ngoài dùng lụp thượng _ nếu ở Cà Mau nói chuyện với nhau thì thông thường hỏi nhau thế này: "Ê mậy bữa trước mầy gác dính conm cu đó bằng lụp gì? Nếu là lụp thượng thì trả lời là : " Tao gác bằng lụp( tức lục)" , nghĩa là nếu gác bằng lụp thượng thì nói là gác bằng lụp".
Bởi vì ngoài ra sau này còn phát triển có bẫy đờn cò ( Lục đờn cò), Cà Mau chỉ gọi bẫy đờn cò thôi. Nếu mồi đất thì gọi là bẫy bằng mồi đất, cái đồ úp cu mồi đât gọi là bội, cái sợi dây để dính chân chim rừng gọi là Dò.
Chức năng phụ kiện có lẻ có nhiều mục nói rồi.
4) Âm giọng : em xin lỗi em mới chơi chưa biết cách phân biệt được....nhưng có lẽ chỉ nghe các Bác lớn nói chuyện là có giọng thổ và đồng .....
5) Nước chơi: Bài bản, cách chơi bài bản của mồi.
Em xin nói phần chủ yếu, còn thiếu sót hoặc sai mong các bậc tiền bối bỏ qua và bổ sung:
Trước hết là từ chim cu rừng: Cu rừng khi mà ở Cà Mau mới bắt được gọi là " Bổi" , cu bổi, chim bổi.
A) Cách gọi về tiếng gáy:
Chim mồi hay bổi mà đứng 1 mình gáy gọi là : gáy gọi ( gáy bủa hay gáy bổ).
Chim mồi hay bổi mà nghe đối phương gáy rồi chuyển sang giai đoạn 2 gọi là : Thúc ( gáy trận).
Khi 2 bên thúc với nhau 1 hồi chuyển sang giai đoạn 3 gọi là : Bo ( gù). Khi 2 bên giáp mặt nhau hoặc gần như sáp lá cà.
_ Khi chim đứng 1 mình mà gáy:
Cúc cu cu....cu... gọi là một cốt hay cu một( cốt tức là nơi khác gọi là hậu).
Cúc cu cu....cu..cu...gọi là cu đôi ( 2 cốt), nơi khác gọi là 2 hậu.
Cúc cu cu...cu..cu...cu...gọi là 3 cốt.
Cúc cu cu.....thì gọi là cu liêu( nơi khác gọi vô hậu, trơn, cu liều....).
Nếu con chim gáy trước sau không thay đổi thì cộng thêm chứ ròng phía sau, tức là nếu gáy ...cúc cu cu..cu ...mà suốt đời chú chim đó gáy như vậy không thay đổi thì gọi là 1 cốt ròng ( hay 1 ròng) hoặc là đôi ròng(2 ròng), 3 ròng. Nếu gáy cúc cu cu...thì gọi liêu ròng.
Nếu con chim nào mà thay đổi cách gáy, tức là lúc Gáy cúc cu cu..cu lúc thì gáy cúc cu cu..cu cu thì gọi là 1 lở 2, nếu gáy ngược lại thì gọi 2 lở 1.
Lúc thì gáy cúc cu cu...cu..cu....lúc thì gáy...cúc cu cu...cu..cu..cu thì gọi là 2 lở 3.
Nếu gáy cúc cu cu thì gọi là liêu ròng, còn nếu mà em nó bỏ cốt ( tức là lúc gáy có cốt lúc không) thì gọi là liêu lở. Liêu lở nó gáy Cúc cu cu..cuộc. Khi mà nghe "cuộc" 1 cái là buồn, vì ở Cà Mau thích nghe liêu ròng hơn.
Cách chơi của chim mồi: Bài Bản: Em cũng biết sơ sơ: Ở đây em sẽ lấy ví dụ con chim cu 1 ròng gáy nghe:
Chim mồi đứng 1 mình gáy gọi là gáy gọi( nó gọi chim rừng coi có ai trả lời không), nếu con chim 1 ròng nó gáy gọi thế này : Cúc cu cu..cu ! Khi đó nếu chim rừng trả lời nó chuyển sang giai đoạn 2 là thúc khi đó chỉ có Cúc cu cu thôi( lúc đó không có bỏ cốt_tức có hậu). Khi 2 bên sáp là cà đấu nhau thì con mồi và bổi bo: Crù cu...crù cu....
Chim mồi đấu với bổi mà xuống vĩ nhíp nhíp cánh giật giật để dụ bổi ( giả cu mái) gọi là sa cầu nhíp cánh, lâu lâu đang thúc cu cu cu chuyển sang rất nhanh cúc cu cu..cu...giống như gáy gọi ban đầu gọi là chiêu ( tức bài bản) hoặc nếu chim mồi lâu năm có nhiều chiêu như: cù cu hay cú cu chỉ có 2 tiếng gáy như vậy nhưng rất nhỏ.
Khi chim mồi thúc cúc cu cu....mà có bỏ cốt thì gọi là lại cốt hay gọi đầy đủ là thúc lại cốt ( cúc cu cu..cu) , chú ý nó phải đang thúc chứ không phải chiêu.
Chim mồi cũng có bo lại cốt....Crù cù cu..cục. Bạn em có 1 con bo như vậy. Ngoài ra khi bo có vấp, có cà lăm....Cái này khó diễn tả quá....Khi chim bo Cù cu cu..cu gọi là cà lăm, bo vấp là : crù cu cu....crù cu cu...nó lặp lại 1_3 lần rồi nghỉ. Cái này nói thật các Bác lớn nói sao nghe vậy chứ chưa biết chính xác.
Khi chim rừng(bổi) bo mà cu mồi không bo rồi đợi đến khi cu rừng vừa dứt hơi bắt đầu bo tiếp gọi là bo rước, con chim này là hiếm gặp, vì khi người ta chửi mình nín khi người ta nín bắt đầu chửi nên....dễ ăn đòn.
6) Ngoài ra : Lồng nuôi gọi là lồng cu hiiii hiiiii cái này chắc ai mà không biết, đồ uống và đồ cho ăn gọi là cóng nước, cóng lúa.
Cây mà chim đứng: gọi là cầu.
Áo lồng chắc ở đâu cũng gọi vậy khỏi diễn ta he.


Được sửa bởi Admin ngày Sat Aug 20, 2011 11:56 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://tramphonghoi.forumvi.com
 
Từ điển Cu gáy.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Điện thoại tình yêu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CG Forum :: Động Vật Cảnh :: Chim Cảnh :: Cu Gáy-
Chuyển đến